Trong những năm gần đây, bếp từ Đức là dụng cụ bếp núc được nhiều khách hàng quan tâm và ưu tiên chọn lựa cho không gian bếp của mình. Tuy nhiên cách sử dụng bếp từ Đức sao cho bếp bền theo thời gian, tiết kiệm được năng lượng cần dùng và tăng cường tuổi thọ cho bếp không phải là điều ai cũng biết. Vậy hãy cùng theo dõi chi tiết các hướng dẫn dưới đây nhé.
Cách sử dụng bếp từ Đức
Để có thể hiểu được cách sử dụng bếp từ Đức chi tiết và áp dụng cho việc nấu nướng của mình thì hãy tìm hiểu các yếu tố sau đây
Lắp đặt và kết nối điện
Sau khi đã nối với bếp từ của bạn với nguồn điện thì bạn hãy chạm nhẹ vào nút nguồn để khởi động bếp. Tuỳ vào bảng điều khiển độc lập hay không độc lập mà nút nguồn này sẽ có tác dụng cho cả bếp hay chỉ một khu vực.
Cách bật và tắt bếp từ
Cách dùng bếp từ Đức tiếp theo chính là bật và tắt bếp. Lúc này, bạn chỉ cần nhấn giữ ON/OFF của từng vùng trong khoảng 1 giây để có thể bật từng vùng bếp. Led đơn bật sáng thì điều này hiển thị vùng bàn phím đã được mở nguồn.
Trong khi cả 2 vùng nấu của bếp đều được bật thì bàn phím sẽ hiển thị 2 vùng nấu riêng biệt. Sau đó, bạn chỉ cần chọn chức năng có mức công suất nấu ăn theo từng vùng nấu của bàn phím.
Thao tác điều chỉnh nhiệt độ
Mức công suất của bếp từ Đức thường có 9 mức từ 1 đến 9 với màn hình led tương ứng 9 gạch. Mức công suất cao nhất là +b (booster) với hiển thị là một led đơn sáng nằm phía sau 9 gạch led.
Cách điều chỉnh công suất đơn giản lúc này chính là trượt ngón tay hoặc nhấn vào mức công suất được hiển thị trên vùng nấu riêng của bếp. Mức độ điều chỉnh lúc này phụ thuộc vào vị trí ngón tay mà mình di chuyển trên vùng bàn phím tại vị trí có mức công suất tương ứng mà mình muốn.
Khi bạn trượt tay về phía bên trái ( hướng về phím 0) thì công suất sẽ giảm còn trượt về phía bên phải thì sẽ tăng công suất.
Chọn vùng nấu phù hợp
Cách sử dụng bếp từ Đức tiếp theo mà bạn cần quan tâm chính là chọn vùng nấu phù hợp. Chức năng nhận biết trên bếp có nồi sẽ được bếp bật ngay sau khoảng 2.5 giây khi nguồn đã bật.
Nếu bếp không có nồi thì màn hình của bếp sẽ hiển thị mức công suất mà mình đã chọn có hình ký tự “u” nhấp nháy. Và chỉ khoảng 10 phút mà không có nồi thì bếp này sẽ tự động tắt.
Bạn có thể áp dụng cách chuyển mức công suất cho vùng nấu về mức 0 chỉ với thao tác đơn giản là chạm vào phím 0. Hoặc bạn có thể nhấn và giữ phím ON/ OFF khoảng 1 giây của vùng nấu này thì bếp sẽ tắt.
Sau khi đã chọn được vùng nấu, bàn có thể thực hiện chức năng nấu nhanh thông qua phím phím +b (booster). Chức năng này giúp chuyển hoạt động của bếp với mức công suất khoảng từ 3000W đến 3700W.
Bếp hoạt động với mức công suất booster sẽ khoang 8 phút và rồi bếp sẽ tự động chuyển về mức 9. Khi nhiệt độ của bo mạch điện tử cùng các mâm dây ở mức quá cao thì chức năng booster sẽ không thể kích hoạt hay dừng ngay về quay về công suất 9
Các lưu ý khi sử dụng
Để có được cách sử dụng bếp từ Đức hiệu quả hơn thì những bà nội trợ cần lưu ý các vấn đề sau đây:
Thứ nhất: Dùng nguồn điện thích hợp
Thông thường, những bếp từ có công suất khoảng 200- 2000W và đây là mức công suất tương đối cao. Chính vì thế mà nên dùng nguồn điện thích hợp để tránh nguy cơ cháy chập.
Bạn nên dùng phích cắm riêng cùng dây điện có thể chịu được tải với công suất bếp sở hữu tiết diện tối thiểu khoảng 0,75mm2. Việc cắm bếp điện từ vào nguồn không ổn định thì có thể không đảm bảo an toàn cho bếp và có thể khiến bếp cháy hỏng.
Ở Việt Nam nhất là miền Bắc thì mùa hè là lúc người dân dùng các thiết bị điện cao nhất là thời gian cao điểm. Chính vì thế nên dùng ổn áp để điện áp trong nhà được ổn định.
Thứ hai: Không nên tiếp xúc với mặt kính sau khì vừa nấu nướng
Sau khi nấu ăn thì bề mặt của bếp khá nóng vì do nhiệt từ đáy nồi truyền vào vì thế để đảm bảo an toàn thì đừng chạm tay vào bề mặt kính. Với các loại bếp cao cấp thì khi bề mặt kính đã vượt quá 65 độ thì đèn sẽ hiển thị chữ H. Khi chữ H này đã mất đi thì bề mặt cũng dần nguội hơn. Lúc này, bạn có thể thoải mái vệ sinh bếp mà không lo bỏng tay.
Thứ ba: Không kéo lê các dụng cụ khác trên bề mặt của bếp
Các dòng bếp từ cao cấp thường có mặt kính siêu bền, chống xước vì thế có thể chịu được nhiệt độ cũng như lực cao. Vậy nên khi nấu thì bạn đừng kéo nồi hay chảo lê trên bề mặt bếp. Nếu làm trái với điều này thì bạn có thể khiến bếp bị trầy xước, không còn mới đẹp như trước.
Thứ tư: Đặt bếp điện từ với các loại dụng cụ điện từ khác khoảng 1m
Trong bếp thường có nhiều loại thiết bị khác vì thế cách sử dụng bếp từ Đức tốt nhất chính là đặt bếp một khoảng cách tối thiểu so với các thiết bị điện từ như điện thoại, lò vi sóng,… Điều này sẽ giúp các thiết bị tránh được các từ trường của bếp.
Thứ năm: Không nên để bếp điện từ vượt quá công suất
So với bếp ga thì bếp điện từ có thể tăng nhiệt nhanh hơn nhiều. Vì thế để có thể điều khiển được nhiệt độ và tránh làm đồ ăn bị cháy khét thì chỉ nên nấu bếp ở mức bình thường và tăng nhiệt độ dần nếu thấy cần thiết.
Thứ sáu: Tiết kiệm điện cho bếp từ
Với cơ chế làm nóng đáy nồi đặc biệt của mình, bếp điện từ Đức có khả năng làm nóng thức ăn lâu hơn. Ngay cả khi bếp đã tắt thì trong vài phút sau đó, thức ăn vẫn sôi và tiếp tục chín. Vậy nên bạn hãy tắt bếp trước khoảng 1 – 2 phút để đảm bảo thức ăn vừa chín đều.
Tổng kết và khuyến cáo sử dụng bếp từ Đức
Không chỉ hiểu được cách sử dụng bếp từ Đức mà các bà nội trợ cũng cần hiểu rõ các ưu nhược điểm của sản phẩm này để chọn sản phẩm thật phù hợp
Ưu điểm
- Độ bền sản phẩm cao, đạt chất lượng hàng đầu
- Bếp có thiết kế nhỏ gọn và tinh xảo
- Chất liệu đẹp, kiểu dáng hiện đại
- Công nghệ hiện đại, vượt trội nhất hiện nay
- Hệ thống điều khiển của bếp mượt mà
- Dễ dàng chùi rửa, vệ sinh
- Hiệu suất cao, tiết kiệm thời gian cho việc nấu nướng
- Không tạo ra các khí độc hại như CO2 hay CO vì thế đảm bảo tính an toàn cho sức khoẻ của con người
- Nếu được nhiều môi trường dù ngoài trời hay khép kín, có quạt hay điều hoà đều mang đến hiệu quả cao.
Hạn chế
Trong quá trình nấu nướng thì bếp từ của bạn có thể gặp phải một số hạn chế ảnh hưởng đến thời gian cũng như độ chín của các loại thực phẩm
- Bếp tự động tắt: Nếu trường hợp này xảy ra có thể điện áp vào bếp đã vượt mức an toàn hay nhiệt độ của nồi quá cao vì thế bếp sẽ tắt để tránh gây ảnh hưởng xấu đến người dùng.
- Nồi nấu không được làm nóng: Trường hợp này có thể điện áp vào bếp yếu hay jack cắm đã bị lỏng hoặc có thể là nồi mà bạn dùng để nấu không thích hợp.
- Mặt bếp toả nhiệt cao: Nguyên nhân khiến bếp gặp tình trạng này có thể là do điện áp đã tăng đột ngột, cảm biến bị quá nhiệt hoặc bạn đã chỉnh nhiệt độ cao để nấu ăn trong một thời gian dài.
- Báo lỗi sai với tần suất lặp lại liên tục
- Khi nấu bếp xuất hiện các tiếng kêu bất thường
Hy vọng với các hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng bếp từ Đức trên đây có thể giúp bạn phát huy được hiệu quả nấu ăn với dòng bếp này. Và để có thể chọn bếp từ phù hợp, chất lượng cao cùng mức giá cạnh tranh thì hãy liên hệ ngay với A Hàng Đức nhé!