Những lưu ý khi sử dụng bếp từ Đức bạn đã biết?

Những lưu ý khi sử dụng bếp từ Đức điển hình như việc chọn nồi, cách nấu, điều chỉnh nhiệt độ… Sẽ giúp tăng hiệu quả nấu, tiết kiệm điện năng, tăng độ bề của bếp, đảm bảo an toàn khi nấu.

I.Lưu ý khi sử dụng bếp từ Đức

Không phải loại nồi nào cũng phù hợp với bếp từ đức nên lưu ý khi sử dụng bếp tư Đức là bạn phải chọn nồi phù hợp.

Bếp từ Đức hay các loại bếp từ của các thương hiệu khác chỉ sử dụng được cho các loại nồi chảo được làm từ vật liệu từ tính hoặc các chất liệu như gang, sứ, thép không gỉ… Vì thế, khi mua nồi dành cho nếp từ Đức bạn hãy kiểm ta từ tính của nồi bằng nam châm. Nếu nam châm bị hút vào đáy nồi thì nồi đấy rất phù hợp để dùng cho bếp từ Đức.

Khi chọn mua nồi cho bếp từ Đức hãy chọn các loại nồi có thương hiệu uy tín, nguồ gốc rõ ràng. Không vì ham rẻ hay các lý do khác mà chọn loại nồi kém chất lượng, bởi khi nấu nướng trên nhiệt độ cao có thể sẽ phản ứng với một số chất của thực phẩm tạo ra hợp chất gây hại cho sức khỏe người dùng.

Lưu ý khi dùng bếp từ bạn cần biết

Một số thương hiệu nồi nấu dành cho bếp từ Đức nổi tiếng bạn có thể tham khảo như Fissler, WMF, Silit. Các thương hiệu nồi uy tín này được làm từ các chất liệu đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng, độ bề cao, mẫu mã đa dạng phù hợp với nhiều phong cách gian bếp.

Ngoài ra, khi chọn nồi dành cho bếp từ Đức bạn nên chọn loại có đáy nồi phẳng để làm tăng diện tích tiếp xúc, đun nấu nhanh, tiết kiệm điện năng. Không nên chọn nồi nấu có bề mặt đáy gồ ghề hay lồi, cong, khiến cho việc tiêu hao quá nhiều điện năng. Trong nhiều trường hợp thì việc dùng nồi đáy lồi cong bếp từ Đức sẽ không nhận nồi, làm gián đoạn việc đun nấu.

Ngoài chất liệu thì kích thước nồi cũng là điểm bạn cần lưu ý khi sử dụng bếp từ Đức. Bạn hãy chọn sử dụng bộ nồi có thiết kế tròn đường kính nằm trong khoảng từ 10- 26 cm để phát huy được tốt nhất hiệu suất của bếp. Tuyệt đối không dùng bộ nồi có đường kính nhỏ hơn 10cm, bởi nồi đường kín quá nhỏ sẽ gây tổn thất về nhiệt. Lúc này lượng sẽ tạo ra không đủ làm cho cuộn dây của bếp nóng lên, có thể gây chập mạch và cháy nổ nguy hiểm đến tính mạng.

Khi sử dụng bếp từ Đức bạn nên để ở chế độ điều khiển mức trung bình. Không nên để nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Theo đó, tùy vào các món mà bạn có thể chọn mức nhiệt độ sau đây:

  • Các món luộc nên điều chỉnh ở nhiệt độ trong khoảng 160 – 200 độ C.
  • Các món chiên sẽ phù hợp với mức nhiệt độ100 độ C.
  • Các món xào nên sử dụng nhiệt độ trung bình khoảng 120 – 140 độ C.
  • Các món nướng nên duy trì nhiệt từ 100 – 120 độ.
  • Cácmón hấp thì mức nhiệt độ phù hợp sẽ là 140 – 160 độ C. Khi sôi bạn có thể thể giảm xuống mức 120 – 140 độ C.

Lưu ý khi sử dụng bếp từ Đức là tránh tác động mạnh lên bếp từ. Bởi các tác động mạng sẽ làm bếp hư hỏng và gây ra các hiện tượng chập mạch, dẫn đến cháy nổ.

II. Các điều cần lưu ý và đảm bảo an toàn khi sử dụng bếp từ Đức

1.Sử dụng nguồn điện phù hợp, ổn định và an toàn

Bếp từ Đức có nhiều loại và mỗi loại có một mức công suất khác nhau. Trong đó, bếp từ đơn sẽ có công suất dưới 1000W và công suất từ 1200 – 1800W sẽ là bếp từ đôi. Ngoài ra còn có bếp từ âm với công suất tầm 2000W trở lên bởi bếp từ âm thường có đến 2-3 vùng nấu dành cho gia đình hay các cơ sở công nghiệp.

Dù là loại bếp từ nào thì công suất của bếp từ khá lớn vì thế khi sử dụng bếp bạn phải đảm bảo nguồn điện ổn định. Tốt nhất nên chọn loại phích cắm ổ điện dành riêng dành cho bếp từ. Dây điện dùng cho bếp từ cũng nên chọn loại chịu được tiết diện tối thiểu từ 0.75mm2.

Để đảm bảo an toàn thì bạn nên dùng ổn áp giúp ổn định điện áp trong nhà. Bởi vào những giờ cao điểm nguồn điện có thể tăng hoặc hạ đột ngột, việc sử dụng ổn áp sẽ ổn định nguồn điện, đảm bảo an toàn khi nấu nướng, tăng độ bền của bếp.

2.Sau khi nấu không rút dây điện ngay

Việc rút ngay phích điện sau khi đun nấu là bạn đang làm giảm tuổi thọ của bếp. Việc này sẽ làm cản trở đến chu trình làm mát của các bộ phận bên trong bếp. Thực tế, khi nấu xong và tắt bếp từ thì các bộ phận bên trong bếp vẫn hoạt động thêm vài phút. Vì thế, sau kho nấu xong bkhoảng15 – 20 phút bạn hãy rút dây điện. Đây là khoảng thời gian để hệ thống quạt làm nguội các bộ phận bên trong của bếp.

Cách dùng bếp từ an toàn

3.Lắp đặt bếp từ đúng vị trí

Để bếp từ Đức hoạt động tốt và nâng cao độ bền thì bạn cần lắp đặt bếp đúng vị trí. Các chuyên gia khuyên bạn nên lắp bếp từ Đức ở vị trí gần nguồn điện chính để nguyồn điện luôn ổn định.

Không nên lắp bếp từ ở những nơi ẩm ướt, đặc biệt là sát tường sẽ ảnh hưởng đến việc tản nhiệt và quá trình lưu thông không khí, khiến cho bếp thoát nhiệt kém. Điều này làm tiêu tốn điện năng, giảm tuổi thọ của bếp. Tốt hơn hết khi lắp đặy điện từ Đức bạn nên lắp ở vị trí thông thoáng, khô ráo, cách tường ít nhất 15cm và trần nhà khoảng 100cm.

Nếu gian bếp nhà bạn quá chật buộc phải để cạnh tường thì phải dùng tấm cách nhiệt để bếp hoạt động hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, khi lắp đặt bếp từ Đức bạn cũng không nên đặt bếp gần các thiết bị điện tử khác như lò vi sóng, tủ lạnh và tivi. Bởi các thiết bị điện tử đều phát ra sóng điện từ, nếu hoạt động cùng lúc sẽ gây hiện tượng nhiễu sóng giảm khả năng đun nấu. Tốt nhất nên đặt bếp từ xa các thiết bị điện tử từ 1 – 3m để đảm bảo sự hoạt động ổn định.

4.Không nấu ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài

Việc sử dụng bếp từ Đức nấu ở mức nhiệt độ cao trong khoảng thời gian dài, liên tục như thế sẽ khiến bếp nhanh hư hỏng. Đồng thời, làm cho mặt kính bếp từ dễ bị nứt, giảm tuổi thọ bếp nhanh chóng.

Không nấu ở nhiệt độ quá cao

5.Khi nấu nướng xong không kéo lê nồi trên mặt bếp

Các loại bếp từ của Đức đều được làm bằng kính cường lực và có khả năng chống trầy xước hiệu quả. Nếu khi nấu nướng xong nếu bạn không nhấc nồi mà kéo lê đáy nồi, xoong chảo trên mặt bếp sẽ khiến cho mặt bếp những vết xước, làm giảm hiệu quả nấu nướng và mất thẩm mỹ của bếp từ.

6.Phụ nữ đang mang thai và những người có bệnh về não không sử dụng bếp từ

Sở dĩ bà bầu và những người mắc các bệnh về não không nên sử dụng bếp từ là vì bếp hoạt động điện từ sẽ tạo ra sóng từ trường xung quanh. Theo nghiên cứu, lượng từ trường có thể gây ảnh hưởng đến những người bị bệnh não và phụ nữ mang thai. Để đảm bảo an toàn, hai đối tượng này nên giảm sử dụng bếp từ tối đa nhất.

Bà bầu hạn chế sử dụng bếp từ

7.Tránh để nồi không có thức ăn lên bếp từ Đức đã bật

Trong một số loại bếp từ Đức sẽ phát cảnh báo khi bạn đặt nồi không chứa thức ăn lên bếp. Tuy nhiên, có những bếp không có chức năng này thì bạn nên chú ý không đặt nồi không lên bếp vì hành động này sẽ làm tốn điện và hai hại bếp cũng như nồi.

8.Vệ sinh bếp từ cẩn thận

Sau khi nấu nướng xong bạn nên vệ sinh bếp từ vì lúc nấu các vết dầu mỡ hoặc vụn thức ăn vương vãi khắp bếp. Lâu ngày sẽ bám chặt lên bề mặt bếp làm giảm chức năng của bếp, mất độ ổn định của nhiệt độ.

vệ sinh bếp từ sau khi nấu

9.Chú ý bếp từ khi có các dấu hiệu bất thường

  • Bếp tự động tắt: Nguyên nhân có thể là do điện áp vào bếp vượt mức an toàn hoặc nhiệt nồi đun quá ca nên bếp tự động tắt nguồn. Đây là chế độ nhà sản xuất cài đặt vào bếp để đảm bảo độ an toàn của người nấu.
  • Bếp hoạt động nhưng đáy nồi không sinh nhiệt: Khi bạn đặt nồi lên bếp từ nhưng nồi không nóng có thể do điện áp bị yếu, ổ điện lỏng hoặc nồi nấu không phù hợp.
  • Mặt bếp sinh nhiệt cao trong quá trình đun nấu: Đây có thể là do điện áp tăng đột ngột, trở cảm biến bị quá nhiệt. Trong một vài trường hợp do điều chỉn nhiệt độ cao để nấu trong thời gian dài.
  • Báo lỗi không chính xác với tần suất lặp lại.
  • Xuất hiện tiếng kêu bất thường khi hoạt động

10.Chọn nồi nấu phù hợp

Không phải bất cứ chiếc nồi nào cũng có thể sử dụng cho bếp từ. Bếp chỉ nhận các loại nồi có chất liệu từ hợp kim sắt, gang, thép hoặc vật liệu có từ tính. Nếu nhà bạn dùng nồi thủy tinh và nồi inox thì khi dùng nên đặt thêm miếng hợp kim sắt lót phía dưới đáy nồi – đây là mẹo giúp bếp từ tiếp nhận nồi inox và nồi thủy tinh

III. Tổng kết

Trên là các lưu ý giúp bạn sử dụng bếp từ Đức hiệu quả, tiết kiệm điện năng và an toàn cho người dùng. Hy vọng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ có những trải nghiệm dùng bếp từ Đức một cách tốt nhất.

Cập nhật vào 18/01/2024 lúc 11:10

Chat Facebook (24/7)
Chat Zalo (24/7)
0966.100.512 (24/7)