Sau một thời gian sử dụng, tủ lạnh nhà bạn bắt đầu xuất hiện tình trạng bị đóng tuyết khiến ngăn đông không còn diện tích để chứa thực phẩm. Ngoài ra, điều này cũng làm cho thực phẩm không thể đông cứng. Vậy do đâu tủ lạnh bị đóng tuyết như vậy? Cùng A Hàng Đức tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục lỗi tủ lạnh bị đóng tuyết ngay dưới đây nhé!
Hiện tượng tủ lạnh bị đóng tuyết là như thế nào?
Tủ lạnh bị đóng tuyết là tình trạng tuyết trắng bám dày vào thành tủ, hộp đựng quạt và bám trực tiếp bên ngoài thực phẩm. Nếu không xử lý kịp thời, lớp tuyết dày sẽ làm giảm chức năng đông đá, không gian tủ bị thu hẹp, thậm chí các chức năng toả nhiệt sẽ không còn. Đặc biệt, điều này khiến động cơ của tủ phải hoạt động hết công suất và khiến nguồn điện nhà bạn tăng cao.
Nguyên nhân khiến tủ lạnh bị đóng tuyết
Tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân cơ bản khiến tủ lạnh bị đóng tuyết các bạn có thể tham khảo:
Thói quen sử dụng tủ lạnh sai cách
Tưởng chừng như vô hại, tuy nhiên nếu bạn thường xuyên đóng mở cửa tủ sẽ khiến không khí dễ dàng đi vào trong và dẫn đến tình trạng đóng tuyết. Ngoài ra, việc mở cửa tủ thường xuyên sẽ khiến gioăng cao su bị hỏng, từ đó cửa ngăn đá bị hở sẽ xuất hiện các lớp tuyết dày bám trên thành tủ. Ngoài ra, cho thực phẩm đang nóng vào tủ khiến lượng nhiệt tỏa ra và hình thành lớp tuyết bên trong tủ lạnh.
Không vệ sinh tủ lạnh thường xuyên
Sau một thời gian dài sử dụng, tủ lạnh không được vệ sinh thường xuyên sẽ khiến tủ có mùi hôi khó chịu, xuất hiện vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, các chức năng làm mát, làm đông bị giảm sút và dễ đọng nước và đóng tuyết.
Cầu chì nhiệt bị đứt
Cầu chì nhiệt là bộ phận giúp ngăn chặn bộ phận xả đá hoạt động lâu. Tuy nhiên, nếu cầu chì nhiệt bị đứt, bộ phận xả đá không còn hoạt động và xuất hiện tình trạng tủ lạnh bị đóng tuyết.
Rơ le xả (Timer) không đóng sang tiếp điểm xả đá
Rơ le xả là bộ phận vô cùng quan trọng của tủ lạnh được lắp đặt ở ngăn làm mát hoặc phần hộp điện phía sau lưng tủ lạnh. Trường hợp rơ le xả không đóng sang tiếp điểm, chế độ xả đá sẽ bị ngắt. Điều này làm cho quá trình xả đá bị gián đoạn. Nguyên nhân có thể do cháy cuộn dây mô tơ, bánh răng bị kẹt hoặc khô mỡ.
Sò lạnh (âm tủ lạnh) không thông mạch
Sò lạnh có chức năng xả tuyết, đảm bảo thanh điện trở xả tuyết hoạt động tốt hơn khi dàn lạnh bị đóng tuyết. Đặc biệt, sò lạnh giúp ngăn chặn thanh điện trở đốt nóng gây nên tình trạng lãng phí nguồn điện. Khi sò lạnh không thông mạch, quá trình xả tuyết sẽ gặp vấn đề và dẫn đến việc tủ lạnh đóng tuyết ở ngăn đông đá.
Lỗi bộ phận làm lạnh
Bên cạnh những nguyên nhân cơ bản được nêu trên, bộ phận làm lạnh gặp vấn đề cũng dẫn đến tình trạng tủ lạnh đóng tuyết. Với lỗi này, bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc dịch vụ sửa tủ lạnh uy tín để được hỗ trợ kiểm tra và sửa chữa nhanh chóng.
Địa chỉ sửa tủ lạnh bị đóng tuyết uy tín, chất lượng
Bạn đang tìm kiếm địa chỉ sửa tủ lạnh uy tín tại TPHCM? Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều trung tâm và cá nhân nhận sửa chữa tủ lạnh tại nhà. Trong số đó, A Hàng Đức là địa chỉ cung cấp dịch vụ sửa tủ lạnh tại nhà uy tín đang được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn. Nhờ vào:
- Đội ngũ kỹ thuật viên có tinh thần trách nhiệm cao, lành nghề với nhiều năm kinh nghiệm.
- Cung cấp dịch vụ sửa chữa tủ lạnh nhanh chóng chỉ từ 20 – 30 phút sau khi nhận được thông tin của khách hàng.
- Đội ngũ chăm sóc khách hàng phục vụ 24/7, tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.
- Cam kết kiểm tra, đánh giá đúng tình trạng của tủ lạnh rồi mới báo giá cho khách hàng.
- Nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi hàng tháng, hàng quý cho khách hàng thân thiết sử dụng dịch vụ.
- Chi phí dịch vụ phải chăng, bảo hành sau dịch vụ lâu dài lên đến 12 tháng (tùy dịch vụ).
Tủ lạnh bị đóng tuyết có gây tốn điện không?
Tủ lạnh bị đóng tuyết có gây tốn điện không là câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay. Câu trả lời là CÓ. Việc tủ lạnh bị đóng tuyết không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng nguồn thực phẩm trong tủ, làm suy giảm các chức năng của tủ lạnh mà còn tiêu thụ một nguồn điện năng đáng kể.
Khi lớp tuyết dày che kín quạt gió và đường ống của tủ lạnh, quá trình làm mát của tủ sẽ không gặp khó khăn. Do đó, tủ lạnh phải hoạt động với công suất tối đa mới có khả năng toả nhiệt đến mọi ngóc ngách của thực phẩm. Không chỉ khiến các linh kiện trong tủ bị hư hỏng, làm giảm tuổi thọ, tủ lạnh bị đóng tuyết còn gây tiêu hao nguồn điện cho nhà bạn.
Cách khắc phục tủ lạnh bị đóng tuyết ngăn đá tại nhà
Sau khi tìm hiểu các nguyên nhân, chúng ta có thể bắt tay vào khắc phục lỗi này ngay tại nhà như sau:
Bước 1: Ngắt nguồn điện
Đầu tiên, bạn cần ngắt nguồn điện của tủ lạnh để đảm bảo an toàn cho bản thân và người nhà trong quá trình sửa chữa.
Bước 2: Dọn hết thực phẩm và khay đựng ở 2 ngăn ra bên ngoài
Bạn nên lấy hết thực phẩm, khay đựng ở ngăn đông và ngăn mát ra bên ngoài để đảm bảo quá trình sửa chữa.
Bước 3: Lót giấy hoặc sử dụng vải để xung quanh tủ lạnh
Sau khi ngắt điện, lớp tuyết sẽ tan ra và chảy ra bên ngoài. Vì vậy, bạn nên lót vải để thấm hết số nước đã được tan ra. Nên mở 2 cánh cửa tủ lạnh và cho một ca nước vào bên trong tủ lạnh để quá trình tuyết tan được diễn ra nhanh hơn.
Bước 4: Sử dụng khăn mềm lau sạch tủ lạnh
Sau khi lớp tuyết đã tan chảy và thấm vào khăn, bạn nên sử dụng một tấm khăn mới lau sạch tủ lạnh. Ngoài ra, bạn có thể cho một ít bột vani để tủ lạnh thơm hơn.
Bước 5: Dùng khăn khô sạch lau lại tủ
Bạn nên dùng một miếng khăn khô sạch lau lại tủ trước khi cho thực phẩm trở lại vào trong.
Bước 6: Đặt khay và thực phẩm vào vị trí cũ
Sau khi lau sạch tủ lạnh, bạn có thể cho khay vào vị trí cũ rồi mới cắm điện. Chờ cho tủ hoạt động lạnh trở lại bạn mới cho thực phẩm vào nhé.
Trên đây là tổng hợp những nguyên nhân và cách khắc phục tủ lạnh bị đóng tuyết đơn giản tại nhà. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Nếu đang có nhu cầu vệ sinh hay sửa chữa tủ lạnh tại nhà, hãy liên hệ ngay với A Hàng Đức qua Hotline 0966100512 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhé!
Cập nhật vào 05/01/2024 lúc 05:12