Vệ sinh điều hòa tại nhà đơn giản và lưu ý cần biết

Sau một thời gian sử dụng thiết bị điều hòa nhà bạn sẽ xuất hiện hiện tượng bám bụi bẩn và cần tiến hành vệ sinh. Vệ sinh thiết bị là việc làm cần thiết phải làm thường xuyên theo định kỳ để giúp thiết bị hoạt động tốt, kéo dài tuổi thọ. Bạn đã biết vệ sinh điều hòa đúng cách? A Hàng Đức sẽ hướng dẫn bạn thực hiện vệ sinh thiết bị điều hòa tại nhà đơn giản và những lưu ý cần biết.

Thời gian vệ sinh điều hòa lý tưởng

Theo nghiên cứu thực trạng nguồn không khí tại Việt Nam chứa lượng bụi bẩn khá cao đặc biệt tại những thành phố lớn. Những bụi bẩn này sẽ bán vào thiết bị điều hòa làm giảm hiệu quả hoạt động của thiết bị.

Thực tế sau mỗi tuần hoạt động, lượng bụi bẩn bám vào sẽ khiến hiệu quả làm việc của thiết bị giảm sút 1%. Như vậy theo thời gian hoạt động năng suất làm việc của điều hòa sẽ bị ảnh hưởng dần theo. Điều này khiến máy lạnh nhà bạn không thể đáp ứng đủ yêu cầu làm lạnh và tiêu tốn lượng điện năng khá lớn.

Điều hòa cần được vệ sinh định kỳ
Điều hòa cần được vệ sinh định kỳ

Việc hoạt động với công suất lớn trong một thời gian dài sẽ khiến thiết bị nhanh chóng giảm tuổi thọ giảm và gặp các tình trạng hư hỏng. Đặc biệt, với cục nóng nếu chứa nhiều bụi bẩn làm ảnh hưởng tới hoạt động tản nhiệt. Nhiệt lượng không được xử lý dàn lạnh tự động ngắt, sự cố này thường xảy ra sẽ khiến hỏng điều hòa.

Theo lời khuyên của các chuyên gia thì người sử dụng cần vệ sinh thiết bị làm lạnh định kỳ để đảm bảo hiệu quả làm việc của thiết bị. Thời gian lý tưởng để thực hiện vệ sinh là 6 tháng / lần nếu thiết bị sử dụng chỉ khoảng 6 – 8h / ngày. Nếu thiết bị hoạt động thời gian dài trong ngày nên vệ sinh 3 – 4 tháng / lần.

Hướng dẫn vệ sinh điều hòa tại nhà đơn giản

Để tiết kiệm chi phí bạn có thể tự thực hiện vệ sinh thiết bị điều hòa tại nhà theo những bước sau đây:

Bước 1: Ngắt nguồn điện và kiểm tra dàn lạnh, dàn nóng

Nguyên tắc chung trước khi vệ sinh làm sạch bụi bẩn bất kỳ thiết bị điện nào bạn cũng cần ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn. Những sự cố về điện như chập, cháy, giật điện,… rất nguy hiểm tới tính mạng con người nên cần đặc biệt chú ý.

Bạn nên kiểm tra tổng thể thiết bị xem có gặp lỗi hay tình trạng bất thường nào không. Quá trình kiểm tra dàn nóng, dàn lạnh nếu có những dị vật như côn trùng, chuột, lá cây,… cần loại bỏ. Bên cạnh đó kiểm tra các mối nối, mối hàn điện, ốc vít có chắc chắn, an toàn đảm bảo không rò gas, rò điện khi hoạt động.

Ngắt điện đảm bảo an toàn khi vệ sinh
Ngắt điện đảm bảo an toàn khi vệ sinh

Bước 2: Vệ sinh bộ lọc không khí dàn lạnh

Mặc dù dàn lạnh hoạt động trong không gian phòng nhưng lượng bụi bẩn bám vào bộ lọc không khí dàn lạnh khá nhiều. Đây là bộ phận tạo nên khí lạnh cung cấp cho căn phòng. Vì vậy bụi bẩn bám nhiều có thể chứa các vi khuẩn cũng như các mùi hôi khó chịu.

Lưới lọc không khí là bộ phận có trong mỗi thiết bị dàn lạnh điều hòa. Thực hiện chức năng lọc không khí nên lưới lọc không khí thường xuyên bám nhiều bụi bẩn gây ảnh hưởng tới hiệu quả làm lạnh của điều hòa.

Bạn cần tháo lưới lọc không khí đem đi ngâm trong nước để những lớp bụi bẩn cứng đầu bám lâu ngày dần tan ra. Sau đó bạn dùng miếng rửa chén cọ rửa một cách nhẹ nhàng. Lưu ý không dùng nhiều lực kỳ cọ sẽ dẫn tới rách, gãy tấm lưới lọc. Với tấm lưới lọc bạn có thể vệ sinh định kỳ 15 ngày/lần.

Vệ sinh bộ lọc không khí
Vệ sinh bộ lọc không khí

Bộ lọc không khí trong dàn lạnh có thể dùng bơm áp lực phun nước vào trong để rửa trôi tất cả các bụi bẩn cứng đầu. Bạn phun từ từ và đều cho đến khi các lớp bụi bẩn được rửa trôi. Nếu cảm nhận không khí trong phòng khi điều hòa hoạt động có mùi hôi bạn nên sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ những mùi này.

Sử dụng bơm áp lực để rửa trôi bụi cứng đầu
Sử dụng bơm áp lực để rửa trôi bụi cứng đầu

Bước 3: Vệ sinh cánh quạt và block của dàn nóng

Dàn nóng được để ở môi trường ngoài trời nên lượng bụi bẩn bám vào thiết bị khá cao. Dùng bơm áp suất để làm sạch bụi bẩn bên trong cục nóng gồm block và cánh quạt. Để cánh quạt làm sạch đều bạn có thể sử dụng tua vít để cố định cánh quạt trong quá trình vệ sinh.

Sử dụng nước tẩy rửa chuyên dụng sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả tẩy rửa cao. Lưu ý rằng, trong công đoạn vệ sinh dàn nóng không xịt nước vào bộ phận mô tơ quạt.

Vệ sinh cánh quạt và block của dàn nóng
Vệ sinh cánh quạt và block của dàn nóng

Có thể bạn quan tâm


Bước 4: Lau khô các bộ phận có thể lau

Lau khô dàn lạnh, dàn nóng tránh để đọng nước ảnh hưởng tới mạch điện. Tất cả các bộ phận có thể lau bạn cần lau cho thật khô. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các thanh nhỏ có đầu vải hoặc bông luồn vào tấm hết nước bên trong còn sót lại.

Lau khô các bộ phận có thể lau
Lau khô các bộ phận có thể lau

Bước 5: Lắp lại bộ lọc không khí dàn lạnh

Bộ lọc không khí dàn lạnh sau khi đã được vệ sinh sạch sẽ để khô ráo sẽ tiến hành lắp lại vị trí cũ. Khi lắp đặt cần chú ý ốc vít chắc chắn tránh gây những sự cố trong quá trình sử dụng. Hoàn tất việc lắp bộ lọc khí dàn lạnh bạn dùng khăn ẩm lau qua bề mặt bên ngoài điều hòa để thiết bị sạch như mới.

Lắp lại bộ lọc không khí dàn lạnh
Lắp lại bộ lọc không khí dàn lạnh

Bước 6: Chạy thử điều hòa

Trước khi kết thúc quá trình vệ sinh bạn cần kiểm tra lại thiết bị hoạt động có ổn định không. Quan sát thiết bị có vận hành êm ái, tiếng động cơ có gì bất thường không, có tiếng va đập hay không,…

Nếu điều hòa hoạt động êm ái, không có dấu hiệu chảy nước và làm lạnh nhanh thì bạn đã thực hiện việc vệ sinh thiết bị điều hòa tại nhà rất tốt. Bạn có thể áp dụng quá trình làm sạch này vào những lần vệ sinh định kỳ tiếp theo mà không cần phải thuê thợ chuyên nghiệp.

Chạy thử điều hòa
Chạy thử điều hòa

Lưu ý khi vệ sinh điều hòa tại nhà

Việc vệ sinh thiết bị làm lạnh tại nhà khá đơn giản nhưng nếu bạn không nắm được kiến thức kỹ thuật rất dễ có thể gây nên lỗi hỏng hóc. Khi vệ sinh thiết bị bạn cần chú ý một số điều sau đây:

  • Đảm bảo nguồn điện chắc chắn đã được ngắt trước khi thực hiện vệ sinh.
  • Tránh sử dụng lực phun nước mạnh tại những vị trí gần bo mạch. Điều này có thể ảnh hưởng làm đứt bo mạch.
  • Với dòng điều hòa dùng van, chắc chắn không thể kín tuyệt đối nên chỉ cho phép xì ở mức giới hạn. Trong bước kiểm tra thiết bị cần đặc biệt lưu ý tới tình trạng đường ống và van. Việc này hạn chế tình trạng rò rỉ gây quá nhiệt dẫn tới hỏng dây.
  • Đối với thiết bị dàn lạnh, các chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo không để bộ phận này tiếp xúc trực tiếp với mưa, nắng vì có thể gây hỏng bo mạch.

Bạn có thể tự vệ sinh thiết bị tại nhà, tuy nhiên điều hòa của bạn cũng cần bảo dưỡng định kỳ. Vì vậy hãy liên hệ với A Hàng Đức để được hỗ trợ bảo dưỡng thiết bị định kỳ chuẩn kỹ thuật. Điều hòa làm việc với tần suất lớn thời gian bảo dưỡng khoảng 1 – 2 tháng, tại các hộ gia đình thời gian bảo dưỡng khoảng 3 – 4 tháng.

Dịch vụ bảo dưỡng điều hòa tại đơn vị chúng tôi cung cấp có mức giá hợp lý, phục vụ nhanh chóng. Ngoài ra, A Hàng Đức còn chuyên nhận sửa chữa điều hòa với các lỗi thường gặp phải.

Như vậy việc vệ sinh điều hòa tại nhà không quá khó khăn để bạn thực hiện, chỉ với những bước đơn giản bạn có thể thực hiện dễ dàng. Khi vệ sinh bạn cần thực hiện theo đúng quy trình và tuân thủ các lưu ý đã đưa ra. Định kỳ bảo dưỡng hay gặp sự cố hỏng hóc thiết bị, bạn liên hệ ngay tới dịch vụ sửa chữa điều hòa của A Hàng Đức qua hotline 0984.758.438 để được hỗ trợ dịch vụ nhanh chóng.

Cập nhật vào 13/06/2022 lúc 07:07

Chat Facebook (24/7)
Chat Zalo (24/7)
0966.100.512 (24/7)