Nguyên nhân pin xe đạp điện không sạc được

Được đánh giá là phương tiện thân thiện với môi trường, vừa linh hoạt sử dụng trong cách vận hành, nên xe đạp điện luôn giành được nhiều thiện cảm của người dùng. Hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn xe dùng ắc quy, pin xe đạp điện gần như thay thế đa phần các dòng xe cải tiến hiện đại sau này.

Ưu điểm của pin xe đạp điện

Tiết kiệm chi phí

Để di chuyển thông thường trong nội thành mỗi ngày, đặc biệt đối tượng học sinh, sinh viên, hay vị trí đi làm gần nhà thì xe đạp điện có lợi thế hơn về chi phí. Trung bình xe đạp điện có giá khoảng chỉ từ 10 triệu đồng thấp hơn nhiều so với xe máy. Ngoài ra, xe đi bằng năng lượng điện không phải xăng dầu cũng sẽ giúp bạn tiết kiện hơn.

Trọng lượng nhẹ hơn, dễ di chuyển

Trung bình trọng lượng pin xe đạp điện khoảng 5-6kg. Khối lượng này ở ắc quy là 18 – 20kg, nên dễ hiểu xe đạp điện dùng pin bạn dễ di chuyển hơn rất nhiều.

Bảo vệ môi trường

Một phần không nhỏ nguyên nhân khiến xe đạp điện luôn giữ độ “hot” là đề cao tính bảo vệ môi trường. Không chỉ không xả khí thải từ nhiên liệu, bạn còn có thể dễ dàng vận động cơ thể có lợi cho sức khỏe khi sử dụng ở chế độ đạp thông thường.

pin xe đạp điện nhiều ưu thế hơn ắc quy phổ thông

Quãng đường di chuyển xa hơn

So với ắc quy, thì pin xe đạp điện dung lượng điện chứa nhiều hơn. Đồng nghĩa quãng đường di chuyển cũng sẽ nhiều hơn.

Tuổi thọ pin xe đạp điện cao hơn ắc quy

Ắc quy được thiết kế với công suất chạy khoảng 7000km, tuổi thọ trung bình chỉ từ 6- 12 tháng. Trong khi đó, pin lithium của xe đạp điện có tuổi thọ cao hơn rất nhiều. Công suất trung bình tối đa đến 45000km. Pin được thiết kế khép kín, chịu xóc, chịu nước, độ ẩm tốt hơn bền bỉ hơn.

Những nguyên nhân pin xe đạp điện không sạc được

Sau thời gian nạp – xả liên tục, pin xe đạp điện sẽ khó tránh giảm năng suất, thậm chí bạn sạc không vô điện.  Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn đến pin xe đạp điện sạc không vô?

Hư bộ sạc

Khi sạc pin không vô, bạn nên kiểm tra bộ sạc trước khi xem xét pin. Rất có thể dây sạc đã bị nứt, đứt làm ảnh hưởng đến nguồn điện dẫn. Ngoài ra, những vị trí nơi đầu dây kết nối của pin và xe gặp trục trặc khiến không sạc được điện.

Dùng bộ sạc không tương thích

Rất nhiều trường hợp dùng bộ sạc không đúng với điện áp của pin, không chính hãng. Điều này không chỉ làm nóng pin khi sạc, mà lâu dài pin cũng không thể sạc được nữa. Do đó trong trường hợp hư bộ sạc, tốt nhất bạn nên đến địa chỉ uy tín để mua linh kiện thay  thế chính hãng.

Những nguyên nhân pin xe đạp điện không sạc được

Sạc nhanh pin xe đạp điện thường xuyên

Sạc nhanh là một trong những nguyên nhân khiến pin nhanh hư ở các thiết bị dùng pin  lithium không riêng gì xe đạp điện. Ở chế độ sạc nhanh, nhiệt độ pin tăng cao khiến dung lượng pin sẽ giảm đi nhanh hơn. Thói quen dùng cạn pin, rồi sạc đầy 100% công suất cũng yếu tố làm giảm tuổi thọ pin của bạn. Với pin xe đạp điện bạn có thể sạc bất cứ lúc nào, và chỉ nên sạc đến mức 85% là cần thiết để xe hoạt động trở lại.

Thay pin xe đạp điện định kỳ có cần thiết?

Những dòng xe đạp điện dùng pin mới xuất hiện nhiều trên thị trường những năm gần đây. Nên việc thay thế, phục hồi pin cũng không dễ dàng như xe dùng ắc quy. Ngoài ra, chi phí thay thế pin xe đạp điện cũng cao hơn bình ắc quy. Tuy nhiên, nếu so với thời gian sử dụng, thì khi dùng pin xe đạp điện bạn vẫn sẽ tiết kiệm hơn rất nhiều.

Thay pin xe đạp điện cần đảm bảo tìm địa chỉ uy tín

Thay pin xe đạp điện định kỳ 2.5 -3.5 năm là điều rất cần thiết nếu bạn muốn xe đạp điện của bạn hoạt động trơn tru, bền bỉ. Việc thay mới pin xe đạp còn giúp bạn tiết kiệm được khoảng chi phí sửa chữa không nhỏ về lâu dài.

Điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý khi thay pin xe đạp điện là tìm địa chỉ uy tín. Thay thế linh kiện chính hãng đương nhiên bạn sẽ tốn khoảng chi phí cao hơn hàng trôi nổi, nhưng như thế sẽ đảm bảo an toàn, dùng bền bỉ ít tốn kém. Ngoài ra, với những địa chỉ cam kết hàng chính hãng, bạn sẽ còn được hưởng quyền lợi bảo hành khi cần thiết.

Cập nhật vào 14/02/2023 lúc 10:18

Máy pha Cafe
Tự động
Thanh lý
Robot hút bụi
Chat Facebook (24/7)
Chat Zalo (24/7)
0966.100.512 (24/7)